Thứ ba, 25.02.2020 GMT+7

Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.


Mộc bản là những bản gỗ khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm ngược để in ra thành sách, được dùng phổ biến rộng rãi ở Việt Nam dưới thời kỳ phong kiến.

          Việc UNESCO công nhận tài liệu Mộc bản Triều Nguyễn là Di sản tư liệu thế giới vào ngày 31/7/2009 đã khẳng định giá trị nhiều mặt của khối tài liệu này như vật mang tin, phương pháp chế tác, đặc biệt là nội dung ghi chép đã khẳng định tính pháp lý cao về lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam.

          Hiện nay, toàn bộ 34.619 tấm Mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới với 55.320 mặt khắc thuộc 152 đầu sách đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, số 02 Yết Kiêu, phường 5, thành phố Đà Lạt. Đây là khối tài liệu có giá trị trên nhiều phương diện, phản ánh chân thực đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.

          Để tiếp tục phát huy giá trị tài liệu Mộc bản Triều Nguyễn, năm 2015, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV đã nghiên cứu, lựa chọn, biên dịch tài liệu để thực hiện trưng bày chuyên đề “Quốc hiệu và Danh nhân Việt Nam qua Mộc bản Triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới”.

          Nội dung như sau

         Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.

        Giới thiệu tới công chúng những tài liệu Mộc bản ghi chép về quốc hiệu Việt Nam từ khởi thủy đến Triều Nguyễn, gồm 9 quốc hiệu là Xích Quỷ, Văn Lang, Âu Lạc, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Ngu, Việt Nam và Đại Nam. Những tài liệu này nhằm góp phần giúp độc giả hiểu sâu hơn về quá trình đặt tên nước và các vị vua đã lập nước, dựng nước.

(luutru.gov.vn)
Đường dẫn của bản tin này: index.php?f=news&do=detail&id=528&t=quoc-hieu-viet-nam-qua-cac-thoi-ky-lich-su.
© Công ty Cổ phần Lưu trữ Việt NamEmail: luutruvietnam89@gmail.com