Sản phẩm nổi bật
Đối tác
Hoạt động
Chuyển đổi số là gì! Chuyển đổi số là gì!Chuyển đổi số là cụm từ được nhắc đến bên cạnh các khái niệm như...
Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Lưu trữ Việt Nam Lê Thị Hà Trúng cử Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Lưu trữ Việt Nam, Khóa I (Nhiệm Kỳ 2022 - 2027). Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Lưu trữ Việt...Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Lưu trữ Việt Nam Lê Thị Hà Trúng cử Phó Chủ...
Công ty CP Lưu trữ Việt Nam trao 80 xuất quà tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn Công ty CP Lưu trữ Việt Nam trao 80 xuất quà tết...Phát quà tết cho các hộ nghèo tại Xã Hoằng xuyên và xã Hoằng Đại, tỉnh Thanh...
Công ty CP Lưu trữ Việt Nam tìm hiểu truyền thống Công ty CP Lưu trữ Việt Nam tìm hiểu truyền...Ngày 17 tháng 9 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số...
Thời tiết
- 23:56
Trang chủTIN NHANH › Phát hiện mới về thuật ướp xác Ai Cập
Phát hiện mới về thuật ướp xác Ai Cập
9 10 2000

Phát hiện mới về thuật ướp xác Ai Cập

Chủ nhật, 31.03.2013 09:21

Trái với các ghi chép của sử gia Hy Lạp nổi tiếng Herodotus, người Ai Cập cổ xưa có thể đã không dùng dầu tuyết tùng loại bỏ ruột của xác ướp, theo một nghiên cứu mới về thuật ướp xác.

Nhóm nghiên cứu còn phát hiện, các thợ ướp xác cổ xưa không phải lúc nào cũng giữ nguyên trạng trái tim bên trong cơ thể người chết.

Các khám phá trên được rút ra từ việc nghiên cứu 150 xác ướp từ thế giới cổ đại.

Phát hiện mới về thuật ướp xác Ai Cập
Kết quả chụp cắt lớp và tái dựng hình ảnh 3D cho thấy khoang bên trong cơ thể trống rỗng của xác ướp ROM910.5.3 ở Bảo tàng Hoàng gia Ontari, Canada.

Vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, sử gia Herodotus từng có nhiều trang viết hé lộ quá trình ướp xác của người Ai Cập. Thời Ai Cập cổ, ướp xác từng là một nghề mang tính cạnh tranh và các bí quyết hành nghề luôn được giữ kín, Andrew Wade – đồng tác giả nghiên cứu mới và là nhà nhân chủng học đến từ trường Đại học Tây Ontario (Canada) nói.

Sử gia Herodotus đã mô tả nhiều mức độ của việc ướp xác: Theo ông, đối với giới thượng lưu, nội tạng sẽ được rút bỏ thông qua một khe mở ở bụng xác ướp. Đối với tầng lớp thấp hơn, nội tạng trong các xác ướp sẽ bị dầu tuyết tùng bơm vào ăn mòn (dầu tuyết tùng được tin là có tác dụng tương tự nhựa thông).

Ngoài ra, ông Herodotus khẳng định, não cũng được rút bỏ trong quá trình ướp xác và trái tim của người chết luôn được giữ nguyên trạng.

Để xác thực cách thức moi ruột xác ướp, nhà nghiên cứu Wade và cộng sự đã đọc tài liệu để tìm hiểu các chi tiết về cách thức tạo ra 150 xác ướp trong suốt hàng ngàn năm lịch sử của Ai Cập cổ. Họ cũng tiến hành chụp cắt lớp và tái dựng hình ảnh 3D của 7 xác ướp trong số đó.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy, dù là xác ướp của người giàu hay người nghèo, tất cả đều được moi nội tạng qua khe bụng, mặc dù quá trình này đối với thi thể của tầng lớp thượng lưu đôi khi được thực hiện nhờ một khe qua hậu môn.

Thêm vào đó, không có nhiều bằng chứng cho thấy việc moi nội tạng của xác ướp có sử dụng dầu tuyết tùng.

Hơn thế nữa, chỉ có ¼ số xác ướp được giữ nguyên trạng trái tim. Việc loại bỏ trái tim dường như trùng hợp với thời kỳ chuyển giao, khi tầng lớp trung lưu bắt đầu tiếp cận với việc ướp xác.

“Tầng lớp thượng lưu cần cách nào đó để phân biệt họ với những người nằm dưới sự cai trị của họ”, ông Wade nhận định.

Trong khi sử gia Herodotus viết rằng các xác ướp bị loại bỏ não, ông Wade và các cộng sự lại phát hiện có tới 1/5 số xác ướp vẫn còn não trong hộp sọ. Gần như tất cả số xác ướp khác được rút bỏ não qua lỗ mũi.

Sau quá trình moi nội tạng, thi thể của người chết được xoa rửa bằng một chất khử trùng nhẹ như rượu cọ. Nó cũng được bọc trong túi natron - một loại muối tự nhiên, được để khô trong nhiều ngày, rồi đóng gói bằng vải lanh hoặc vỏ gỗ và đôi khi ướp thơm bằng những đồ vật tỏa hương.

Theo David Hunt – nhà nhân chủng học thuộc Viện Smithsonia ở Washington (Mỹ), kết quả nghiên cứu mới đã cho thấy sự đa dạng trong kỹ thuật ướp xác ở thế giới cổ xưa. Ông nhấn mạnh: “Nhiều người cho rằng quá trình ướp xác là như nhau, nhưng trong gần 3.000 lịch sử, câu trả lời không phải vậy. Chúng ta đã biết, người ở Sudan có cách tiến hành không như người ở Alexandria”.

Theo Tuấn Anh
VietNamNet

_______________________________

*Mọi liên hệ về bài tin với chuyên mục Khoa học, xin gửi đến

email: thaolam@dantri.com.vn

http://dantri.com.vn

[Trở về] [Đầu trang] In bài viết Gửi cho bạn bè

Các tin khác:

Get Flash to see this player.

Tin tức trong ngành
Khách hàng và đối tác

 Đăng nhập

Quên mật khẩu?