Sản phẩm nổi bật
Đối tác
Hoạt động
Chuyển đổi số là gì! Chuyển đổi số là gì!Chuyển đổi số là cụm từ được nhắc đến bên cạnh các khái niệm như...
Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Lưu trữ Việt Nam Lê Thị Hà Trúng cử Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Lưu trữ Việt Nam, Khóa I (Nhiệm Kỳ 2022 - 2027). Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Lưu trữ Việt...Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Lưu trữ Việt Nam Lê Thị Hà Trúng cử Phó Chủ...
Công ty CP Lưu trữ Việt Nam trao 80 xuất quà tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn Công ty CP Lưu trữ Việt Nam trao 80 xuất quà tết...Phát quà tết cho các hộ nghèo tại Xã Hoằng xuyên và xã Hoằng Đại, tỉnh Thanh...
Công ty CP Lưu trữ Việt Nam tìm hiểu truyền thống Công ty CP Lưu trữ Việt Nam tìm hiểu truyền...Ngày 17 tháng 9 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số...
Thời tiết
- 0:25
Trang chủTIN NHANH › Điện hạt nhân Đông Nam Á hậu Fukushima
Điện hạt nhân Đông Nam Á hậu Fukushima
9 10 1906

Điện hạt nhân Đông Nam Á hậu Fukushima

Chủ nhật, 31.03.2013 09:21

Sau sự cố Fukishima hai năm kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở các nước châu Á, nhìn chung, bị đảo ngược. Dù sự “thận trọng” trong “lạc quan” đã thể hiện rõ nét, với mức độ khác nhau ở từng nước.

Toàn cảnh Nhà máy điện hạt nhân Fukushima trước khi xảy ra sự cố hạt nhân.
Toàn cảnh Nhà máy điện hạt nhân Fukushima trước khi xảy ra sự cố hạt nhân.

Thảm họa Fukushima như một tiếng sét đánh động mọi quốc gia trên toàn cầu. Tương tự phần còn lại của thế giới, các quốc gia Đông và Nam Á cũng trải qua những thời khắc choáng váng, tiếp theo là sự trấn tỉnh và từng bước tính toán về con đường phát triển nền năng lượng, chủ yếu nền công nghiệp điện hạt nhân của mình.

Tuy nhiên, hầu hết các nước trong khu vực này có nền kinh tế đang phát triển, trừ Nhật Bản và Nam Hàn, và chịu sự tác động của sự cố Fukushima khác với các nước phát triển ở Bắc Mỹ và Tây Âu.

Sự khác nhau đó thể hiện ở sự không đảo ngược trong định hướng phát triển nền công nghiệp điện hạt nhân, mà chỉ ở sự ngập ngừng hoặc sư xê dịch với mức độ khác nhau trong tiến độ xây dựng nhà máy ở các nước Đông, Nam Á trước và sau Fukushima.

Bức tranh chung trước Fukushima

Cho đến năm 2010 (trước sự cố Fukushima), Mỹ và hầu hết các nước Tây Âu đã gần đạt đến mức gần bão hòa về sự tăng trưởng công suất điện năng và điện hạt nhân nói riêng.

Trong lúc đó, ngoại trừ Nhật Bản, Hàn Quốc và kế đó là Ấn Độ, còn các nước ở Đông và Nam Á khác mới bước vào lập kế hoạch, hoặc bắt đầu xây dựng các lò phản ứng hạt nhân năng lượng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về điện năng.

Bảng số liệu kèm theo đây phản ảnh cụ thể bức tranh nói trên về tình hình phát triển của các nhà máy điện hạt nhân ở các quốc gia Đông và Nam Á.

Bảng số liệu về tình hình phát triển điện hạt nhân ở Đông, Nam Á (tham khảo: WNA, ASIAONE, Asia News Network v.v…).

Quốc gia

Lò năng lượng có thể hoặc đang vận hành

Lò năng lượng đang xây

Lò năng lượng quy hoạch

Lò nghiên cứu

Các giai đoạn của chu trình nhiên liệu (*)

Bangladesh

2

1

Trung Quốc

15

26

51

13

UM, C, E, FF

Ấn Độ

20

7

18

5

UM, FF, R, WM

Indonesia

2

3

FF

Nhật

50

3

10

17+1

C, E, FF, R, WM

Nam Hàn

23

4

5

2

C, FF

Triều Tiên

0

1

C?,FF?,R

Malaysia

2 **

1

Pakistan

3

2

0

1

UM, E, FF

Philippines

2 **

1

Thái Lan

5 **

1+1

Vietnam

4 **

1

Đài Loan

6

2

4

Tổng cộng

117

44

88 +

13 **

53

* Chú thích - UM: khai thác urani, C: chuyển đổi, E: làm giàu, FF: chế tạo thanh nhiên liệu, R: tái chế, WM: nhà máy quản lý chất thải từ lò nhằm tái sử dụng nhiên liệu đã qua sử dụng. **: số liệu trong trong kế hoạch dài hạn

Từ các con số ở bảng trên có thể thấy rằng, sản lượng điện hạt nhân đáng kể chủ yếu nằm ở 4 nước - Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc - với số lò phản ứng đạt hai con số cho mỗi nước.

Kế đến, nước Pakistan và vùng lãnh thổ Đài Loan có sản lượng điện hạt nhân có thể tính chỉ bằng một con số, với 3 và 6 lò năng lượng.

Còn lại, 7 nước khác gồm Bangladesh, Indonesia, Triều Tiên, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam đang sở hữu các lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu và đã lên kế hoạch xây dựng lò năng lượng. Theo hoạch định, đến thập niên sau, hầu hết các nước Đông và Nam Á, chỉ trừ đảo quốc diện tích nhỏ và ít người Singapore, sẽ trở thành những “người lính mới” nguyên tử, những chủ nhân mới của các nhà máy điện hạt nhân.

Vì vậy, trước sự cố hạt nhân Fukushima, các nhà phân tích không làm nhiều người ngạc nhiên lắm khi gọi vùng Đông và Nam Á là “ngôi nhà của điện hạt nhân tương lai”.

Nhưng rồi, sóng thần và động đất “siêu khủng” đã bất ngờ ập vào nước Nhật, thảm họa hạt nhân Fukushima xảy ra. Bấy giờ, các nhà phân tích đã bị phân hóa trong sự tiên liệu hậu quả gây ra cho chương trình điện hạt nhân ở các nước, đặc biệt vùng Đông và Nam Á.

Hậu quả đó xảy ra trong thực tế như thế nào?

(Còn nữa)

Theo Trần Minh
VietNamNet

_________________________________

*Mọi liên hệ về bài tin với chuyên mục Khoa học, xin gửi đến

email: thaolam@dantri.com.vn

http://dantri.com.vn

[Trở về] [Đầu trang] In bài viết Gửi cho bạn bè

Các tin khác:

Get Flash to see this player.

Tin tức trong ngành
Khách hàng và đối tác

 Đăng nhập

Quên mật khẩu?