Sản phẩm nổi bật
Đối tác
Hoạt động
Chuyển đổi số là gì! Chuyển đổi số là gì!Chuyển đổi số là cụm từ được nhắc đến bên cạnh các khái niệm như...
Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Lưu trữ Việt Nam Lê Thị Hà Trúng cử Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Lưu trữ Việt Nam, Khóa I (Nhiệm Kỳ 2022 - 2027). Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Lưu trữ Việt...Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Lưu trữ Việt Nam Lê Thị Hà Trúng cử Phó Chủ...
Công ty CP Lưu trữ Việt Nam trao 80 xuất quà tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn Công ty CP Lưu trữ Việt Nam trao 80 xuất quà tết...Phát quà tết cho các hộ nghèo tại Xã Hoằng xuyên và xã Hoằng Đại, tỉnh Thanh...
Công ty CP Lưu trữ Việt Nam tìm hiểu truyền thống Công ty CP Lưu trữ Việt Nam tìm hiểu truyền...Ngày 17 tháng 9 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số...
Thời tiết
- 0:22
Trang chủTIN NHANH › Hướng dẫn xây dựng phương hướng nhiệm vụ công tác văn thư lưu trữ năm 2016
Hướng dẫn xây dựng phương hướng nhiệm vụ công tác văn thư lưu trữ năm 2016
9 10 1823

Hướng dẫn xây dựng phương hướng nhiệm vụ công tác văn thư lưu trữ năm 2016

Thứ tư, 04.01.2017 14:26

Căn cứ Công văn số 1302/VTLTNN-NVĐP ngày 18 tháng 12 năm 2015 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước về việc phương hướng, nhiệm vụ công tác văn thư, lưu trữ năm 2016 đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tại Công văn số 307/UBND-VX ngày 25 tháng 01 năm 2016 về xây dựng phương hướng, nhiệm vụ công tác văn thư, lưu trữ năm 2016, ngày 03 tháng 02 năm 2016, Sở Nội vụ phát hành Công văn số 432/SNV-CCVTLT đến các Sở, ban, ngành Thành phố;Tổng Công ty, Công ty thuộc Thành phố; Ủy ban nhân dân quận, huyện về việc xây dựng phương hướng, nhiệm vụ công tác văn thư, lưu trữ năm 2016, với các nội dung chủ yếu như sau:

I. NHIỆM VỤ THƯỜNG XUYÊN
1. Quản lý công tác văn thư, lưu trữ
a) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ
- Tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật hiện hành và văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành về công tác văn thư, lưu trữ;
- Cử cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ tham gia các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ theo kế hoạch của Sở Nội vụ;
- Chủ động tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan, tổ chức và cơ quan, tổ chức trực thuộc (nếu có);
- Cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia đoàn công tác học tập kinh nghiệm về công tác văn thư, lưu trữ theo Kế hoạch của Chi cục Văn thư - Lưu trữ.
b) Tổ chức bộ máy, nhân sự làm công tác văn thư, lưu trữ
- Tiếp tục kiện toàn tổ chức, nhân sự làm công tác quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ tại Phòng Nội vụ quận, huyện theo quy định tại Thông tư số 15/2014/TT-BNV ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Tuyển dụng, sắp xếp, bố trí người làm công tác văn thư, lưu trữ theo vị trí việc làm, đảm bảo tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức theo đúng quy định tại Thông tư số 13/2014/TT-BNV ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành lưu trữ và Thông tư số 14/2014/TT-BNV ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nội vụ quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành văn thư tại các cơ quan, tổ chức.
c) Xây dựng, ban hành văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn về công tác văn thư, lưu trữ
Cơ quan, tổ chức rà soát các văn bản đã ban hành không còn phù hợp để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới như: Xây dựng Danh mục hồ sơ hàng năm; quy chế công tác văn thư, lưu trữ; quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến tại cơ quan, tổ chức; quy định về tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ cơ quan…
d) Kiểm tra công tác văn thư, lưu trữ
Kiểm tra, hướng dẫn về hoạt động nghiệp vụ văn thư, lưu trữ đối với các cơ quan, tổ chức trực thuộc tập trung vào các nội dung:
- Công tác sắp xếp bố trí nhân sự và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; chế độ đối với công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ…;
- Ban hành văn bản chỉ đạo về công tác văn thư, lưu trữ;
- Tình hình thực hiện công tác văn thư và hoạt động lưu trữ.
đ) Tiếp tục thực hiện Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quy định về lập hồ sơ, chỉnh lý, số hóa tài liệu và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan tại các cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
e) Xây dựng kế hoạch rà soát tài liệu tồn đọng, tổ chức thực hiện chỉnh lý và lựa chọn tài liệu Lưu trữ lịch sử chuẩn bị giao nộp vào Trung tâm Lưu trữ lịch sử Thành phố.
2. Hiện đại hóa công tác văn thư, lưu trữ
a) Tổ chức thực hiện Hướng dẫn số 822/HD-VTLTNN ngày 26 tháng 8 năm 2015 của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước về hướng dẫn quản lý văn bản đi, văn bản đến và lập hồ sơ trong môi trường mạng; Hướng dẫn số 169/HD-VTLTNN ngày 10 tháng 3 năm 2010 của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước về hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu lưu trữ.
b) Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý và khai thác sử dụng tài liệu tại Kho Lưu trữ của cơ quan, tổ chức.
3. Bố trí kinh phí thực hiện hoạt động lưu trữ
a) Căn cứ quy định tại Điều 39 của Luật lưu trữ, các cơ quan, tổ chức dự trù kinh phí mua sắm trang thiết bị đảm bảo tốt cho hoạt động văn thư, lưu trữ.
b) Chủ động bố trí kinh phí và phân kỳ việc sắp xếp, chỉnh lý tài liệu phù hợp với điều kiện, tình hình cụ thể của cơ quan để góp phần giảm khối lượng tài liệu tồn đọng, tích đống, bó gói, đồng thời đề ra giải pháp để chấn chỉnh, chấm dứt tình trạng tài liệu tồn đọng và tăng cường kiểm tra chất lượng tài liệu được chỉnh lý tại cơ quan, tổ chức mình.
c) Các cơ quan, tổ chức triển khai xây dựng, bố trí kho lưu trữ cơ quan phù hợp với tình hình thực tế tại cơ quan, tổ chức mình.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Tập trung chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức phải lập hồ sơ công việc và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan.
2. Chỉ đạo bố trí đủ diện tích phòng, kho lưu trữ và các trang thiết bị để bảo quản an toàn tài liệu theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và hướng dẫn của Sở Nội vụ.
3. Triển khai thực hiện Quyết định phê duyệt Quy hoạch ngành Văn thư, Lưu trữ Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
4. Rà soát và đề xuất bổ sung chỉnh lý tài liệu trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 và tham gia xây dựng Đề án chỉnh lý hồ sơ, tài liệu tồn đọng từ năm 1975 đến 2015.
5. Tham gia xây dựng Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động văn thư, lưu trữ tại phường, xã, thị trấn.
6. Xây dựng và thực hiện mẫu Phiếu trình tại các cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân quận, huyện, phường, xã, thị trấn.
7. Thực hiện chế độ phụ cấp độc hại cho những người làm công tác lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức.
8. Tổ chức thực hiện Quyết định số 7109/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc ban hành Danh mục các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Trung tâm Lưu trữ lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở nội dung hướng dẫn nêu trên, các cơ quan, tổ chức xây dựng phương hướng, nhiệm vụ phù hợp với tình hình của cơ quan, tổ chức, địa phương mình, đồng thời hướng dẫn các cơ quan trực thuộc (nếu có) xây dựng phương hướng, nhiệm vụ. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị liên hệ và gửi về Chi cục Văn thư - Lưu trữ, địa chỉ Tầng 6, Tòa nhà IPC, số 1489 Đại lộ Nguyễn Văn Linh, phường Tân Phong, Quận 7; điện thoại số (08) 37.760.692; số fax (08) 37.760.684 hoặc địa chỉ email ccvtlt.snv@tphcm.gov.vn, để theo dõi và phối hợp thực hiện./.

[Trở về] [Đầu trang] In bài viết Gửi cho bạn bè

Các tin khác:

Get Flash to see this player.

Tin tức trong ngành
Khách hàng và đối tác

 Đăng nhập

Quên mật khẩu?