Sản phẩm nổi bật
Đối tác
Hoạt động
Chuyển đổi số là gì! Chuyển đổi số là gì!Chuyển đổi số là cụm từ được nhắc đến bên cạnh các khái niệm như...
Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Lưu trữ Việt Nam Lê Thị Hà Trúng cử Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Lưu trữ Việt Nam, Khóa I (Nhiệm Kỳ 2022 - 2027). Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Lưu trữ Việt...Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Lưu trữ Việt Nam Lê Thị Hà Trúng cử Phó Chủ...
Công ty CP Lưu trữ Việt Nam trao 80 xuất quà tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn Công ty CP Lưu trữ Việt Nam trao 80 xuất quà tết...Phát quà tết cho các hộ nghèo tại Xã Hoằng xuyên và xã Hoằng Đại, tỉnh Thanh...
Công ty CP Lưu trữ Việt Nam tìm hiểu truyền thống Công ty CP Lưu trữ Việt Nam tìm hiểu truyền...Ngày 17 tháng 9 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số...
Thời tiết
- 17:52
Trang chủTIN NHANH › Khám phá thêm một loài thằn lằn chân ngón ở VN
Khám phá thêm một loài thằn lằn chân ngón ở VN
9 10 2046

Khám phá thêm một loài thằn lằn chân ngón ở VN

Thứ tư, 27.02.2013 18:22

Nhà nghiên cứu động vật Ngô Văn Trí, phòng công nghệ và quản lý môi trường, viện Sinh học nhiệt đới (thuộc viện KH&CN Việt Nam) vừa công bố loài thằn lằn chân ngón mới, xuất bản trên tạp chí Zootaxa số 3616, ngày 19/2/2013.

Loài thằn lằn chân ngón mới được khám phá ở Bình Phước. (Ảnh: Ngô Văn Trí)
Loài thằn lằn chân ngón mới được khám phá ở Bình Phước. (Ảnh: Ngô Văn Trí)

Loài thằn lằn này được tình cờ khám phá trong khi khảo sát voi châu Á, bò tót ở huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước.

Tên của loài thằn lằn mới được đặt tên theo tên của PGS Hoàng Đức Đạt - Cyrtodactylus dati sp. nov. Ngô, 2013 như là món quà tri ân PGS Hoàng Đức Đạt, người đã có công phát hiện, dìu dắt và khuyến khích hướng nghiên cứu cơ bản thú vị này.

Loài thằn lằn mới này có chiều dài thân tối đa 70,1 mm, không có đốm nâu đen trên đầu, thân có màu nâu, lưng có nhiều đốm nâu đậm lớn nhỏ khác nhau, đuôi tương đối ngắn, có 10 vòng nâu đậm và trắng nhạt xen kẽ.

Chúng sống dưới tán rừng thường xanh thứ sinh và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì mất sinh cảnh cư trú.

Hầu hết sinh cảnh cư trú của chúng đã bị chuyển đổi sang trồng cao su để phát triển kinh tế xã hội.

Diện tích rừng còn lại chỉ vài ngàn ha nhưng rất giàu về đa dạng sinh học chưa được khám phá.

Các loài động vật được phát hiện trong khu vực nghiên cứu có trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới như voi châu Á - Elephas maximus, bò tót - Bos gaurus, bò rừng - Bos javanicus, voọc chà vá chân đen - Pygathrix nigripes, báo lửa - Catopuma temminckii, rái cá cua - Aonyx cinereus và nhiều loài động vật quí hiếm khác như gà so cổ hung - Arborophila davidi, gà lôi hông tía - Lophura diardi, phương hoàng đất - Buceros bucornis.

Đây là loài động vật mới thứ 26 mà Ngô Văn Trí cùng các đồng nghiệp mô tả ở Việt Nam trong vòng tám năm qua.

Chương trình nghiên cứu được tài trợ bởi đề tài cơ sở chọn lọc của viện Sinh học nhiệt đới.

Theo Sài Gòn TT

________________________

*Mọi liên hệ về bài tin với chuyên mục Khoa học, xin gửi đến

email: thaolam@dantri.com.vn

http://dantri.com.vn

[Trở về] [Đầu trang] In bài viết Gửi cho bạn bè

Các tin khác:

Get Flash to see this player.

Tin tức trong ngành
Khách hàng và đối tác

 Đăng nhập

Quên mật khẩu?