Sản phẩm nổi bật
Đối tác
Hoạt động
Chuyển đổi số là gì! Chuyển đổi số là gì!Chuyển đổi số là cụm từ được nhắc đến bên cạnh các khái niệm như...
Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Lưu trữ Việt Nam Lê Thị Hà Trúng cử Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Lưu trữ Việt Nam, Khóa I (Nhiệm Kỳ 2022 - 2027). Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Lưu trữ Việt...Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Lưu trữ Việt Nam Lê Thị Hà Trúng cử Phó Chủ...
Công ty CP Lưu trữ Việt Nam trao 80 xuất quà tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn Công ty CP Lưu trữ Việt Nam trao 80 xuất quà tết...Phát quà tết cho các hộ nghèo tại Xã Hoằng xuyên và xã Hoằng Đại, tỉnh Thanh...
Công ty CP Lưu trữ Việt Nam tìm hiểu truyền thống Công ty CP Lưu trữ Việt Nam tìm hiểu truyền...Ngày 17 tháng 9 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số...
Thời tiết
- 5:44
Trang chủDịch vụ lưu trữBảo quản tài liệu lưu trữ › Phương pháp làm phẳng giấy bằng cách làm ẩm
Phương pháp làm phẳng giấy bằng cách làm ẩm
9 10 1885

Phương pháp làm phẳng giấy bằng cách làm ẩm

Thứ hai, 26.12.2016 16:57

Vật thể bằng giấy như bản đồ, áp phích và tài liệu rất khó sử dụng nếu như chúng bị cuộn hoặc gấp lại trong một thời gian dài. Một vài loại giấy mềm dẻo có thể mở ra một cách dễ dàng và an toàn, nhưng một số khác trải qua thời gian trở nên cứng và dễ rách. Trải phẳng loại giấy ròn đôi khi rất nguy hiểm vì giấy có thể rách hoặc hỏng. Nếu giấy giòn được làm ẩm, chúng sẽ trở nên mềm mại và việc trải rộng giấy sẽ bớt được rủi ro. Làm ẩm rất có lợi đối với việc làm phẳng tài liệu không phải là giấy giòn nhưng lại khó khăn khi mở hoặc trải rộng.

Cách an toàn nhất để làm cho vật tạo tác bằng giấy bớt căng là để nó trong một môi trường có độ ẩm tương đối đạt tới 100% trong vài giờ. Mặc dù không nên để giấy vào môi trường có độ ẩm cao trong một thời gian dài, song vài giờ sẽ không làm hư hại gì nếu như vật tạo tác được làm khô ngay sau khi được trải rộng ra.

Cách thông thường nhất để làm ẩm giấy là sử dụng phòng làm ẩm tự tạo đơn giản. Tuy nhiên, trước khi làm như vậy cần phải chuẩn bị một số công việc. Các khâu có liên quan đến việc làm mềm và làm phẳng giấy đó là: lựa chọn vật tạo tác thích hợp, lau chùi, làm ẩm và làm phẳng dưới sức ép.

LỰA CHỌN VẬT TẠO TÁC ĐỂ LÀM ẨM
Mỗi vật thể cần phải kiểm tra xem có sự có mặt của chất hòa tan trong nước mà có thể bị chảy trong quá trình làm ẩm hay không. Các chất như mực bút dạ, bút lông, một số loại mực viết và mầu bôi bằng tay. Những chất này cần phải kiểm tra độ nhạy cảm khi tiếp xúc với nước bằng cách nhỏ một giọt nước nhỏ lên mầu hoặc mực. Mặc dù bạn chỉ có thể kiểm tra chất ở bên ngoài cuộn tài liệu, nhưng chúng thường là chất giống với chất bên trong. Sau vài giây, ấn tờ giấy thấm trắng lên từng giọt nước. Nếu mầu bám vào giấy thấm có nghĩa là vật này nhạy cảm với nước và không nên để người ít kinh nghiệm đảm nhận công việc làm ẩm loại vật thể này.

Các vật thể nên để chuyên gia bảo quản xử lý bao gồm:
+ Công trình nghệ thuật hoặc vật tạo tác có giá trị
+ Vật thể có chất hòa tan trong nước như: phấn màu, than chì, màu nước hoặc chì mềm
+ Giấy được đánh véc ni hoặc mạ vì chúng có thể bị dính hoặc véc ni bị chuyển màu đục
+ Giấy bị bẩn nhiều
+ Giấy bằng da vì việc làm khô loại chất liệu này phức tạp và làm ẩm có thể gây hỏng vĩnh viễn.

Mặc dù hầu hết ảnh có thể làm ẩm một cách dễ dàng, song chất bắt sáng của ảnh chụp có thể mềm đi một chút. Một số nhà bảo quản khuyến cáo rằng không để bất kỳ một cái gì tiếp xúc với chất bắt sáng trong quá trình làm phẳng và làm khô chỉ đè vật có trọng lượng lên ảnh.

LAU CHÙI
Khi đã kiểm tra khẳng định không có sự có mặt của chất hòa tan trong nước đồng thời cần đảm bảo rằng tài liệu đã sạch sẽ. Lau chùi là việc làm cần thiết bởi vì sự ẩm ướt có thể làm vết bẩn bám chặt vào giấy. Mặc dù việc lau chùi toàn bộ tài liệu là không thể khi nó đang bị cuộn lại, xong những phần lộ ra bên ngoài có thể được quét bằng bàn chải mềm. Nếu như tài liệu bị cuộn hoặc gấp trong nhiều năm, hầu hết bụi bẩn bám ở bên ngoài của cuộn giấy. Không được làm ẩm giấy đã bị bẩn nhiều.

LÀM ẨM
Cách làm cho giấy ẩm an toàn nhất là để nó trong một khoang kín có độ ẩm trong vòng vài giờ. Có vài cách làm một khoang ẩm, cách mô tả dưới đây không tốn kém, thiết bị dễ kiếm. Các khoang làm ẩm qui mô hơn được mô tả trong ấn phẩm của National Park Service có trích tên ở cuối bài viết này. Nếu như bạn có dự định làm nhiều công việc có liên quan đến việc làm ẩm thì nên đọc bài báo này.

Vật liệu cần thiết
+ Một hộp nhựa hình khay rộng có nắp đậy kín. Cố tìm hộp có độ cao tối đa. Nếu vật thể cuộn quá dài không hộp nào đựng vừa thì có thể dùng hai hộp lớn có cùng kích cỡ để làm thành một. Hộp thứ hai xoay ngược lại và đặt trên hộp thứ nhất, đặt lại vị trí của nắp. Dùng kẹp hoặc dải băng để gắn hai hộp lại.
+ Một giỏ đựng giấy lộn bằng nhựa đặt vừa vào trong hộp
+ Giấy thấm
+ Vật đè có trọng lượng (xem dưới đây)
Bắt đầu quá trình làm ẩm vào buổi sớm trong ngày. Có thể mất vài tiếng và không được để vật thể trong khoang ẩm qua đêm.

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

+ Bỏ sọt giấy lộn ra khỏi hộp
+ Đổ khoảng 2 inch nước (nước nóng thì tốt hơn) vào khoang đựng sọt giấy
+ Đặt một hoặc vài cuộn tài liệu vào trong sọt giấy. Càng đặt nhiều giấy trong sọt, quá trình làm càng diễn ra lâu hơn.

+ Đặt sọt giấy vào trong hộp như Hình 1. Giỏ giấy sẽ ngâm ở trong nước. Nước không được quá nhiều đến độ làm cho sọt nổi lên. Cẩn thận không được để nước chảy vào vật thể hoặc sọt giấy.

+ Đặt giấy thấm vào khoảng trống giữa hộp và sọt giấy. Lớp giấy thấm cũng phải cao như sọt giấy và được lót xung quanh sọt giấy. Nước sẽ bốc hơi và tăng độ ẩm trong khoang. Một ít nước sẽ thấm vào giấy thấm, làm tăng nhanh độ bốc hơi. Nước nóng có hiệu quả hơn cũng như là việc làm ướt giấy thấm trước khi đặt vào hộp.

+ Đậy nắp hộp lại và đợi khoảng 3 đến 4 tiếng. Kiểm tra xem giấy đã đủ độ mềm để trải ra chưa. Giấy phải mềm mại, không cần phải ướt. Nếu tài liệu nào chưa mềm thì lại đặt vào khoang làm ẩm và đợi thời gian dài hơn.

KHOANG LÀM ẨM LOẠI NHỎ
Loại tài liệu nhỏ đã cuộn hoặc gấp có thể được làm ẩm trong khay thiếc hoặc nhựa bao gồm những lớp giấy thấm ướt và giấy thấm khô xếp xen kẽ nhau. Khay tráng ảnh có nhiều loại cỡ và lý tưởng cho mục đích này. Đặt giấy thấm ướt xuống đáy khay, giấy thấm khô lên trên cùng và một tấm nhựa lên trên giấy thấm khô. Đặt vật tạo tác lên trên tấm nhựa, tấm nhựa này bảo vệ vật tạo tác không trực tiếp tiếp xúc với hơi ẩm ở giấy thấm. Đặt một tấm che khác lên trên vật tạo tác, tiếp theo là lớp giấy thấm khô và trên cùng là lớp giấy thấm hơi ướt. Đậy chặt khay. Đặt một tấm kính hoặc tấm nhựa có trọng lượng lên trên. Tấm vải sợi như Hollytex hoặc Reemay có thể được sử dụng thay thế tấm nhựa. Nếu có tấm Gore-Tex giữa lớp giấy thấm ướt và vật tạo tác thì độ ẩm sẽ lan tỏa đều mà vẫn giữ được hơi ẩm ở bên ngoài.

Nên nhớ rằng giấy có thể mốc trong điều kiện ẩm. Không để vật thể trong khoang ẩm quá 8 tiếng. Một số loại giấy dày và cứng có thể chưa thực sự mềm trong khoảng thời gian này. Nếu chúng vẫn cứng thì không nên mở cuộn hoặc tập ra. Hãy làm khô nó trong tình trạng cuộn, sau đó gói lại và nhờ chuyên gia bảo quản duỗi thẳng sau.

Các nhà bảo quản đã dùng chất kháng nấm trong khoang làm ẩm để ngăn chặn mốc. Tuy nhiên chất kháng nấm nguy hiểm cho sức khỏe. Do vậy ai không được đào tạo hoặc không có bảo vệ hô hấp thì không nên sử dụng .

MỞ TÀI LIỆU VÀ LÀM PHẲNG
Bỏ vật thể đã được làm mềm ra, đặt chúng lên giấy thấm khô và mở ra. Thao tác cẩn thận vì giấy ướt có thể rách. Nếu vật thể bị rách lại càng phải cẩn thận. Trong quá trình mở nên đặt trọng lượng dọc theo mép bên ngoài, như vậy sẽ tránh làm chỗ rách sẽ rách thêm. Dây vải có cát là một giải pháp. Một giải pháp khác là tấm vải không nhuộm như muslin có kích thước 2×4 inch. Những miếng giấy thấm đặt giữa trọng lượng và vật thể sẽ giúp bảo vệ giấy ẩm.

+ Khi vật tạo tác đã được mở ra, đặt nó giữa những tấm giấy thấm. Giấy thấm phải rộng hơn vật tạo tác. Đặt trọng lượng có cùng kích cỡ với giấy thấm lên trên cùng. Nếu có thể, hãy dùng tấm kính trong dày. Kính có bề dày 1/2 inch là lý tưởng, tương tự tấm vật liệu tổng hợp (Plexiglas hoặc Lucite) cũng có độ dày như vậy. Các chất liệu khác nhẹ hơn cũng có thể dùng nhưng phải bổ sung thêm trọng lượng lên trên. Chất liệu này bao gồm kính bình thường (có gờ được mài phẳng hoặc dán băng để tránh bị xước trầy) hoặc hợp chất gỗ như ván ép hoặc Masonite. Nếu dùng sản phẩm gỗ thì tấm gỗ phải phẳng và trơn tru không cong vênh.

+ Cứ 15-20 phút thay giấy thấm và đè trọng lượng lên vật thể cho tới khi khô. Một vài loại tài liệu có thể làm khô theo chồng và đặt giấy thấm giữa từng tài liệu.

Có thể các bước làm này không loại bỏ hoàn toàn nếp nhăn trên giấy. Không nên hy vọng vật tạo tác sẽ phẳng lì. Mục đích của xử lý này là làm cho tài liệu phẳng đủ để lưu trữ.

Mary Todd Glaser

[Trở về] [Đầu trang] In bài viết Gửi cho bạn bè

Các tin khác:

Get Flash to see this player.

Tin tức trong ngành
Khách hàng và đối tác

 Đăng nhập

Quên mật khẩu?